Bài viết khác:
Bức ảnh ốc mượn hồn phải mượn… nắp tuýp kem đánh răng
làm nhà khuấy đảo cộng đồng mạng. (Nguồn: Pascale).
làm nhà khuấy đảo cộng đồng mạng. (Nguồn: Pascale).
Bức ảnh về chú ốc mượn hồn phải mượn nắp tuýp kem đánh răng để làm nhà ở được một người dùng mạng xã hội Reddit có tên Hscmidt đăng tải, sau khi bạn gái của anh bắt gặp chú ốc nhỏ trên ở một bãi biển của Cuba.
Loài ốc mượn hồn thường sử dụng vỏ cứng của các loài khác để làm nhà ở của mình, và tạo nên một lớp bảo vệ cứng cáp hơn so với phần thân mềm yếu của chúng để tự bảo vệ trước những loài ăn thịt. Loài ốc này luôn phải đi tìm kiếm ngôi nhà mới, thường là các loại vỏ ốc khác, khi chúng tăng trưởng về kích cỡ.
“Ban đầu tôi nghĩ nó thật đáng yêu, nhưng sau đó mới nhận ra ý nghĩa thực đằng sau nó” - một tài khoản trên mạng xã hội Reddit bình luận - “Nó chỉ ra rằng ngay trên Trái Đất, nơi mà con người đã xả ra quá nhiều rác thải, thiên nhiên cũng bị biến đổi mỗi ngày”.
Theo ước tính, có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa gồm chai nhựa, túi ni-lon, đồ chơi và nhiều loại rác thải nhựa khác đổ xuống các đại dương mỗi năm. Do không thể đưa ra được con số chính xác, bởi chúng có thể bị chìm xuống đáy biển, nên các nhà khoa học cho rằng có khả năng lượng rác thải nhựa này còn lên tới 12,7 triệu tấn mỗi năm.
Được các dòng biển cuốn trôi, lượng rác khổng lồ này thường tập trung lại và tạo thành 5 “hòn đảo rác thải” lớn cứ thế trôi nổi trên khắp các vùng đại dương trên thế giới. Hồi tháng trước, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tạo nên một biểu đồ về lượng rác thải khổng lồ mà loài người đã thải ra biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại sinh vật.
Tiến sỹ Jenna Jambeck, chuyên gia môi trường đến từ ĐH Georgia (Mỹ) và thuộc Đội nghiên cứu của NASA, nói rằng loài người “đã bị nhấn chìm bởi chính lượng rác thải mà chúng ta đổ ra biển”. Đội ngũ nghiên cứu của NASA cũng cảnh báo rằng “đại dương nhựa” này có thể đe dọa môi trường sống ở biển, khiến một số loài có thể bị tuyệt chủng.
Đơn cử như loài rùa biển, chúng thường nhầm lẫn các loại túi nhựa với sứa và ăn mà không phân biệt được. Các túi nhựa này khi đến hệ tiêu hóa sẽ chặn thức ăn tới dạ dày của chúng và khiến loài vật đáng thương này chết đói.
Nhiều loài chim biển cũng thường nhầm các vật thẻ bằng nhựa trôi nổi trên biển là thức ăn của chúng. Một báo cáo nói rằng, người ta tìm thấy nhựa trong dạ dày của 90% tổng số chim hải âu bị chết ở vùng Biển Bắc. Giới chuyên gia còn lo ngại rằng rác nhựa có thể gây hại cho con người nếu chúng ta ăn phải loại cá từng ăn loại rác này.
Hồi năm ngoái, cư dân mạng cũng bức xúc không kém sau khi xem hình ảnh rùng rợn về một chú chim hải âu mới sinh nằm chết trên một bãi biển ở khu vực Bắc Thái Bình Dương, cho thấy một vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Giới khoa học cũng tin rằng ở nhiều chủng loại chim biển hiện nay, có nhiều chim bố mẹ thường xuyên mớm cho con những mẩu nắp nhựa, mẩu lưới hay các loại rác nhựa khác. Trong khoảng từ 2010 đến 2025, dự tính có khoảng 155 triệu tấn rác nhựa sẽ đổ ra các đại dương - mức tương đương để cứ mỗi 0,5 m bờ biển lại có 100 túi rác thải. Nếu cứ chồng các túi rác này đè lên nhau, chúng ta sẽ có một bức tường rác thải cao hơn 35 m dọc khắp các bờ biển trên thế giới.
Hiện Trung Quốc đang là nước đứng đầu trong danh sách các nước xả rác nhựa ra biển, với khoảng 3,5 triệu tấn mỗi năm, hoặc gần 1/4 tổng lượng rác nhựa thải ra các đại dương của toàn thế giới mỗi năm - theo ước tính được công bố hồi năm ngoái từ Hiệp hội Khoa học tiên tiến Mỹ, có trụ sở ở San Jose, California.
Theo giới khoa học, phần lớn các biện pháp thu vớt rác thải nhựa trên các vùng biển hiện nay đều rất tốn kém, trong khi lại không khả thi. Điều này có nghĩa Chính phủ các nước nên ngăn chặn xả thải rác nhựa ngay tại các bờ biển của nước họ bằng các biện pháp xử lý rác thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế, sử dụng vật liệu thay thế…
Linh Chi
0 comments:
Post a Comment