Thực hiện mô hình 3R phân loại rác

Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Nhưng, không phải loại rác nào cũng có thể xử lý theo kiểu chôn lấp, bởi có những loại rác không thể tiêu hủy hoặc có những loại rác nếu tiêu hủy rất nguy hại đối với môi trường không khí, đất và nước.

 
Tin bài khác:
Thống kê cho thấy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) của TP Hà Nội hiện ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn.

Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Nhưng, không phải loại rác nào cũng có thể xử lý theo kiểu chôn lấp, bởi có những loại rác không thể tiêu hủy hoặc có những loại rác nếu tiêu hủy rất nguy hại đối với môi trường không khí, đất và nước.

Hiện tại chúng ta đang dần bước thực hiện mô hình 3R ( Rác hữu cơ, vô cơ và tái chế). Nó giúp phân loại các loại rác, và tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu này như rác tái chế sẽ giúp cho những người nghèo, cuộc sống khó khăn nhặt lại đem bán lại kiếm từng đồng sống qua ngày.

Còn rác hữu cơ được tận dụng để trồng rau theo mô hình kiểu mới nhưng rất đơn giản có tên là Garden Tower mà bất cứ gia đình hoặc đặt ở địa điểm tập kết rác nào cũng được. Chúng ta chỉ tìm một cái thùng, có ống dẫn bên trong và khoét nhiều lỗ xung quanh. Sau đó, đổ đất vào đầy thùng, trồng cây ở các khe đã rạch và trên nóc thùng. Khi tưới nước chỉ cần dùng bình tưới cây thông thường tưới đẫm từ trên xuống, nước thừa sẽ chảy ra ngoài. Bạn không cần phải mua phân bón đặc biệt gì cho cây, chỉ cần tận dụng rác thải hữu cơ trong nhà bếp, nơi tập kết rác đổ vào ống dẫn rồi đóng nắp lại.

Nhưng vấn đề mấu chốt mà chúng ta chưa thể tận dụng hết nguồn nguyên liệu này chỉ vì có quá ít thùng rác, hoặc chỉ là một cho tất cả. Những người ve chai, lượm nhặt qua đêm lại có thói quen bới tung lên để tìm rác tái chế, khiến xung quanh la liệt rác khác và những người sau đó mang rác ra đổ trông thấy thế lại đổ rác tràn lan, làm ô nhiễm môi trường sống ngay sát nhà mình.

Ngoài ra, chúng ta nên có những chiến dịch, vận động nâng cao ý thức người dân đổ đúng rác vào các thùng chứa, rác hữu cơ vào thùng rác hữu cơ, rác tái chế để vào thùng rác tái chế. Việc thay đổi ý thức không thể trong một sớm một chiều, nhưng có ngay nhiều thùng rác thì lại là việc phải làm ngay.
Có thể thế hệ chúng ta chưa triệt để làm theo cách này, nhưng việc giáo dục đi kèm có thêm nhiều thùng rác sẽ làm cho các thế hệ sau thay đổi và sống trong một môi trường khỏe mạnh, trong lành.
Share on Google Plus

About HÀNH TINH XANH

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 comments:

Post a Comment