Khó trong việc xử lý rác ở các thành phố lớn



Hàng ngày thì luôn có một lượng rác khổng lồ được thải ra khiến cho việc xử lý rác thải gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, có lượng người tập trung đông đúc, tập trung nhiều cơ quan, trường học, bệnh viện việc xử lý rác cần được tập trung.

Nhưng do còn nhiều trở ngại trong khâu xử lý chất thải, rác thải, thiếu nhà máy xử lý chất thải, các cơ quan chức năng, tài nguyên môi trường cũng kiến nghị cho điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện đến năm 2016 là lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam 100% tổng lượng chất thải rắn thông thường ở đô thị, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế, trong đó có phân loại, tái chế và sử dụng; xử lý chất thải rắn làm compost 25%, phân loại tái chế 7%, đốt rác 5%, chôn lấp hợp vệ sinh 63% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị.



Vỡ mục tiêu giảm thiểu rác thải chôn lấp
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, đối với lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị, mục tiêu đặt ra là 100% chất thải rắn sinh hoạt thông thường được thu gom, trong đó 40% chất thải rắn xử lý làm compost, phân loại tái chế 10%, đốt phát điện 10%, chôn lấp hợp vệ sinh 40%. Đến nay, chỉ có mục tiêu 100% chất thải rắn đô thị được thu gom đã đạt được những kết quả khả quan, còn mục tiêu tăng lượng rác xử lý bằng biện pháp tái chế, giảm lượng rác xử lý bằng phương pháp chôn lấp khó có thể đạt theo yêu cầu đặt ra.
Hiện nay, TP đã đảm bảo 100% khối lượng rác thải khu vực nội thành đều được thu gom, trong đó 95% thu trực tiếp từ các hộ dân và 5% còn lại thu gom dọc theo tuyến đường, các bô rác, thùng rác công cộng, vớt rác trên kênh. Tại khu vực ngoại thành, có khoảng 85% - 90% khối lượng rác được thu gom, xử lý trực tiếp từ các hộ dân. Số còn lại được các hộ dân tự xử lý làm phân bón hoặc chôn lấp trong vườn nhà. Tương tự, với chất thải rắn y tế, tại các bệnh viện, các trung tâm lớn, tỷ lệ thu gom đạt 100%. Còn tại các phòng khám nhỏ lẻ, tư nhân, tỷ lệ thu gom đạt 85% - 90%.
Song vấn đề quan trọng là khâu xử lý sau thu gom, xử lý tốt, hạn chế chôn lấp là khâu quan trọng để bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, mục tiêu giảm lượng rác chôn lấp còn 40% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị thải ra thì khó thực hiện được. Lý giải khó khăn này, theo Sở Tài nguyên và Môi trường, để đạt được mục tiêu trên thì phải đảm bảo được lộ trình là năm 2014, tỷ lệ rác thải được tái chế thành phân compost phải đạt 24%, tái chế đạt 0,8%, đốt phát điện 5,6% và chôn lấp giảm còn đạt 69,4%. Năm 2015 tỷ lệ này sẽ phải tiếp tục duy trì và tăng thêm 24% đối với rác thải được tái chế thành phân compost, 7,4% đối với tái chế, 5,2% đối với đốt phát điện. Tuy nhiên, trong bối cảnh giai đoạn 2014 - 2015, UBND TP không có chủ trương đầu tư các dự án xử lý chất thải nên không thể hoàn thành chỉ tiêu.
Khó khăn từ khâu phân loại nguồn
Song song với biện pháp cải thiện chất lượng xử lý rác thải thì chương trình phân loại rác tại nguồn - một trong những chương trình ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mục tiêu xử lý rác thải cũng đang vấp phải nhiều khó khăn. Cho đến nay, TP chỉ mới tập trung thực hiện thu gom riêng biệt 2 loại rác tại chợ đầu mối Bình Điền, Tam Bình, Hóc Môn, hệ thống siêu thị Co.opMart, Big C, CitiMart, Khu công nghệ cao, Khu chế xuất Tân Thuận; tại 100 hộ dân trên địa bàn phường Bến Nghé quận 1 và 100 hộ dân trên địa bàn phường 14, quận Bình Thạnh.
Tổng khối lượng rác thải phân loại thu gom được trung bình khoảng 100 tấn/ngày và được vận chuyển về Nhà máy Vietstar và Đa Phước để xử lý. Việc triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đang hết sức khó khăn do hạ tầng kỹ thuật từ hệ thống thu gom, vận chuyển đến trung chuyển chưa đồng bộ. Công tác tuyên truyền chưa được thực hiện liên tục. Nhân sự thực hiện còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, theo dõi và triển khai chương trình đến từng đối tượng.
Do vậy, để có thể hoàn thành và triển khai cơ bản Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất UBND TP đưa ít nhất 1 dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại vào để xây dựng nhà máy. Sở cũng đề xuất thực hiện đề án xây dựng phương pháp xác định các chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, đảm bảo đánh giá sát hiện trạng; đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, ban hành quy chế hoạt động của các Khu liên hợp xử lý chất thải của TP; tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền phân loại chất thải rắn tại nguồn...
- See more at: http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2014/9/361189/#sthash.jxwnBBWk.dpuf
Vỡ mục tiêu giảm thiểu rác thải chôn lấp
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, đối với lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị, mục tiêu đặt ra là 100% chất thải rắn sinh hoạt thông thường được sử dụng thùng rác nhựa công nghiệp để thu gom, trong đó 40% chất thải rắn xử lý làm compost, phân loại tái chế 10%, đốt phát điện 10%, chôn lấp hợp vệ sinh 40%. Đến nay, chỉ có mục tiêu 100% chất thải rắn đô thị được thu gom đã đạt được những kết quả khả quan, còn mục tiêu tăng lượng rác xử lý bằng biện pháp tái chế, giảm lượng rác xử lý bằng phương pháp chôn lấp khó có thể đạt theo yêu cầu đặt ra.

Hiện nay, TP đã đảm bảo 100% khối lượng rác thải khu vực nội thành đều được thu gom, trong đó 95% thu trực tiếp từ các hộ dân và 5% còn lại thu gom dọc theo tuyến đường, các bô rác, thùng rác công cộng, vớt rác trên kênh. Tại khu vực ngoại thành, có khoảng 85% - 90% khối lượng rác được thu gom, xử lý trực tiếp từ các hộ dân. Số còn lại được các hộ dân tự xử lý làm phân bón hoặc chôn lấp trong vườn nhà. Tương tự, với chất thải rắn y tế, tại các bệnh viện, các trung tâm lớn, tỷ lệ thu gom đạt 100%. Còn tại các phòng khám nhỏ lẻ, tư nhân, tỷ lệ thu gom đạt 85% - 90%.

Song vấn đề quan trọng là khâu xử lý sau thu gom, xử lý tốt, hạn chế chôn lấp là khâu quan trọng để bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, mục tiêu giảm lượng rác chôn lấp còn 40% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị thải ra thì khó thực hiện được. Lý giải khó khăn này, theo Sở Tài nguyên và Môi trường, để đạt được mục tiêu trên thì phải đảm bảo được lộ trình là năm 2014, tỷ lệ rác thải được tái chế thành phân compost phải đạt 24%, tái chế đạt 0,8%, đốt phát điện 5,6% và chôn lấp giảm còn đạt 69,4%. Năm 2015 tỷ lệ này sẽ phải tiếp tục duy trì và tăng thêm 24% đối với rác thải được tái chế thành phân compost, 7,4% đối với tái chế, 5,2% đối với đốt phát điện. Tuy nhiên, trong bối cảnh giai đoạn 2014 - 2015, UBND TP không có chủ trương đầu tư các dự án xử lý chất thải nên không thể hoàn thành chỉ tiêu.
 

Khó khăn từ khâu phân loại nguồn

Song song với biện pháp cải thiện chất lượng xử lý rác thải thì chương trình phân loại rác tại nguồn - một trong những chương trình ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mục tiêu xử lý rác thải cũng đang vấp phải nhiều khó khăn. Cho đến nay, TP chỉ mới tập trung thực hiện thu gom riêng biệt 2 loại rác tại chợ đầu mối Bình Điền, Tam Bình, Hóc Môn, hệ thống siêu thị Co.opMart, Big C, CitiMart, Khu công nghệ cao, Khu chế xuất Tân Thuận; tại 100 hộ dân trên địa bàn phường Bến Nghé quận 1 và 100 hộ dân trên địa bàn phường 14, quận Bình Thạnh.

Tổng khối lượng rác thải phân loại thu gom được trung bình khoảng 100 tấn/ngày và được vận chuyển về Nhà máy Vietstar và Đa Phước để xử lý. Việc triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đang hết sức khó khăn do hạ tầng kỹ thuật từ hệ thống thu gom, vận chuyển đến trung chuyển chưa đồng bộ. Công tác tuyên truyền chưa được thực hiện liên tục. Nhân sự thực hiện còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, theo dõi và triển khai chương trình đến từng đối tượng.

Do vậy, để có thể hoàn thành và triển khai cơ bản Quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất UBND TP đưa ít nhất 1 dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại vào để xây dựng nhà máy. Sở cũng đề xuất thực hiện đề án xây dựng phương pháp xác định các chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, đảm bảo đánh giá sát hiện trạng; đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, ban hành quy chế hoạt động của các Khu liên hợp xử lý chất thải của TP; tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền phân loại chất thải rắn tại nguồn...


                                                                                                Nguồn: http://www.sggp.org.vn
Share on Google Plus

About HÀNH TINH XANH

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 comments:

Post a Comment