Kitra Cahana chia sẽ về cuộc sống của những người không nhà cửa và ẩn dật. Đó là cuộc sống của những người du mục, tổ tiên của cô.
Bài viết khác:
Khi còn bé, tôi luôn mơ có một ngày mình sẽ chạy trốn thật xa. Từ lúc 6 tuổi, tôi đã có một chiếc ba lô với một ít quần áo và đồ hộp được giấu sau một chiếc tủ đồ. Khi ấy, nỗi bồn chồn, đã hằn sâu vào tâm hồn tôi, một nỗi sợ rất tự nhiên về cuộc sống chỉ toàn lề thói và buồn tẻ. Và cứ như thế, ký ức của tôi gắn với những mộng mơ phức tạp, rằng tôi sẽ đi qua những bờ đất, hái dâu dại, và gặp đủ mọi kiểu người đang sống những cuộc đời khác lạ bên vệ đường. Năm tháng trôi qua, những nhiều cuộc phiêu lưu.
Trong mơ tưởng của một đứa bé là tôi lúc đó -- đi ngao du và len lỏi giữa đời thực, chứ không phải trong tâm tưởng đã trở thành hiện thực qua công việc làm nhiếp ảnh gia mảng tài liệu. Nhưng không một trải nghiệm nào chân thật hơn giấc mơ thuở bé của tôi hơn việc sống và ghi hình cuộc đời của những kẻ lang thang trên khắp nước Mỹ. Đây chính là "giấc mơ du mục", là một "giấc mơ Mỹ" kiểu khác của những người du mục trẻ, những lữ khách, người đi nhờ người ăn xin và kẻ đi rong.
Phần lớn chúng ta đều nghĩ kẻ đi hoang chỉ còn là sinh vật của quá khứ. Hai chữ "du mục" gợi lên một hình ảnh đen trắng xưa cũ về một người đàn ông lớn tuổi chịu nhiều sương gió, đen nhẻm vì than đá và chân đung đưa trên toa chở hàng, nhưng, đây là những bức ảnh màu và nó phản ánh sinh động một cộng đồng rong ruổi khắp đất nước, sống mãnh liệt và tự do sáng tạo, vì họ nhìn thấy những góc của nước Mỹ mà người khác không thấy được.
Giống như tổ tiên của mình, dân du mục ngày nay họ rong ruổi trên những đường ray, và đường nhựa của nước Mỹ. Ban ngày, họ nhảy lên tàu chở hàng, hay ra dấu xin đi nhờ xe của bất kỳ ai, từ người lái xe tải đến những bà mẹ chở con. Đến đêm, họ ngủ dưới trời đầy sao cùng chó, mèo và chuột, nằm la liệt xung quanh.
Có người tự chọn cuộc sống đường phố từ bỏ vật chất, công việc, và bằng cấp đại học để đổi lấy một chút phiêu lưu. Những người khác, họ ở dưới đáy xã hội chưa từng có cơ hội để vươn lên, đứa con nuôi bỏ nhà đi, hay thiếu niên chạy trốn để khỏi bị lạm dụng, hoặc vì gia đình không chấp nhận.
Trong khi người khác thấy đây là sự thiếu thốn và thất bại về kinh tế, những lữ khách này nhìn sự tồn tại của mình qua lăng kính của giải phóng và tự do. Họ thà sống bằng cái dư thừa trong cái xã hội họ cho là lãng phí còn hơn làm nô lệ cho cơ hội phi thực tế, vì một "Giấc mơ Mỹ" cũ xưa. Họ tận dụng thực tế rằng trên đất Mỹ, có đến 40% thức ăn bị cho vào thùng rác để rồi tìm bới đồ ngon vật lạ trong những thùng rác. Họ hy sinh sự tiện nghi và đầy đủ vật chất đổi lại, họ có được không gian và thời gian để khám phá riêng một vùng sáng tạo, để được mơ, được đọc, được làm việc cùng âm nhạc, hội họa và viết lách.
Nhưng nhiều mặt khác của cuộc sống này lại không hề yên bình. Không ai bỏ được con quỷ trong tâm hồn mình bằng cách trốn ra đường. Nghiện ngập có, thời tiết xấu cũng có những toa xe chở hàng gây tàn phế và chết người, và ai sống bên đường cũng có thể chứng thực có một danh sách đầy các luật khép tội những người vô gia cư. Có ai ở đây biết rằng ở nhiều thành phố của Mỹ sẽ là phạm pháp nếu bạn ngồi bên lề đường, quấn mình trong chăn, ngủ trong xe của chính mình, hay cho người lạ thức ăn không? Tôi biết được những luật này vì tôi đã chứng kiến bạn tôi và những kẻ lang thang bị tống vào tù hay bị mời hầu tòa vì đã làm những việc bị cho là tội phạm ấy.
Chắc nhiều người ở đây, sẽ thắc mắc rằng ai lại chọn cuộc sống như thế, chịu những luật lệ thiếu công bằng, tìm đồ ăn trong thùng rác, ngủ dưới gầm cầu, và làm những việc thời vụ nay đây mai đó. Câu trả lời cho câu hỏi này cũng đa dạng như những người sống trên đường phố, nhưng những kẻ lang bạt này, thường chỉ đáp lại bằng 1 từ: "Tự Do". Chừng nào chúng ta chưa sống trong một xã hội mà mỗi người được đảm bảo nhận chân giá trị từ sức lao động của mình để họ có thể làm việc để sống hạnh phúc chứ không chỉ để sinh tồn, thì sẽ luôn có một nhóm người tìm kiếm những con đường rộng mở như một sự chạy trốn đến với tự do, và dĩ nhiên, là cả sự nổi loạn nữa.
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
0 comments:
Post a Comment