Những người nước ngoài nhặt rác vì môi trường ở Mũi Né

Mũi Né trong vài năm trở lại đây đã trở thành điểm đến du lịch ưa thích của khách trong nước và quốc tế. Cuộc sống của người dân ở đây cũng thay đổi hàng ngày.

Ở Mũi Né, khách du lịch sẽ có cơ hội đón bình minh lên trên mặt biển cùng với hàng trăm con thuyền đánh bắt cá lớn nhỏ vào bán cá trên bãi ngang. Mặt trời lặn trên bến cảng cũng vô cùng tráng lệ và tuyệt vời.  Mũi Né còn có những đồi cát trắng và đỏ mênh mông trông giống như sa mạc… Cuộc sống và con người nơi đây  êm đềm và bình dị.

Bài viết khác:

Thông thường khi người ta yêu mến điều gì đó thì luôn mong nó đừng tàn phai hay biến dạng. Những người nước ngoài thật lòng yêu mến Mũi Né cũng vậy. Họ luôn muốn Mũi Né hoàn hảo hơn, không mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Có lẽ vì thế đã xuất hiện những lời than phiền và hành động nhằm muốn Mũi Né đẹp  hơn.  Đó là  giao thông lộn xộn, nạn “chặt chém” chèo kéo; đường xấu chật hẹp, ngập lụt khi trời có mưa và.. thải rác bừa bãi. Donna Barrington cho biết: Khi đến Mũi Né, một trong những thứ đập vào mắt tôi đầu tiên là rác ở khắp nơi. Cô nhận định, có thể phải mất nhiều năm hoặc nhiều thế hệ sau mới có thể thay đổi được thói quen vứt rác. Thế hệ sau sẽ có suy nghĩ khác hơn thế hệ trước, vì họ được tiếp cận với cái hay, cái đẹp trên thế giới qua sách, báo, Internet và sẽ thay đổi dần dần thói quen. Người phụ nữ ngoài 50 tuổi này  mong muốn chính quyền  địa phương có chương trình vận động, thuyết phục người dân  nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Học sinh cũng cần được dạy  các bài học liên quan đến môi trường nhiều hơn.

Không chỉ du khách, những chủ nhân ngoại quốc của các khu nghỉ dưỡng, cũng than phiền và lo ngại vấn đề rác ở Mũi Né. Julia Shaw, người Anh - Giám đốc Trung tâm huấn luyện thuyền buồm Manta (Manta Sail Training Center), người tiên phong  bảo vệ môi trường biển mong mọi người khắp nơi đừng xả rác vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Shaw nói:  Ô nhiễm bãi biển là hậu quả của những thói quen vô ý thức của con người cùng với những phức tạp của quá trình tự nhiên (động đất, bão, lốc xoáy… gây ra rác). Cô cũng cho biết, biển Đông hiện đang hứng chịu quá nhiều rác thải, giống như các biển và đại dương khác. Do đó, cần phải có giải pháp nhiều chiều làm sạch đại dương, sạch bãi biển, để sống cuộc sống theo cách tạo ra ít ô nhiễm plastic, cổ vũ quản lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Theo Shaw, ở Mũi Né, vào khoảng tháng 5 đến tháng  6 hàng năm, có sự chuyển mùa  - gió mùa Đông Bắc chuyển sang gió mùa Tây Nam. Sự chuyển mùa này, làm cho lượng lớn chất thải từ biển Đông đổ  về bãi biển Mũi Né... Nếu để rác khô rồi đốt thì không nên vì khi cháy plastic thải ra khói độc.

Là người đi nhiều nơi, tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, khi ở Bình Thuận, Shaw  nhận thấy: Chính quyền địa phương ít nhiều đang tăng cường bảo vệ môi trường. Cô nói: Các hoạt động bảo vệ môi trường đang lớn dần. Điều này có lợi cho du lịch và chất lượng sống của người dân. Nhưng theo sự nhìn nhận của cô, hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt đại dương, làm như ở nước ta thì đạt kết quả chậm, mất nhiều thời gian. Cô cho rằng: Bình Thuận nói riêng, Việt Nam nói chung nên tiếp cận Boyan Slat - một thanh niên trẻ Đan Mạch, người  tạo ra các công nghệ The Ocean Cleanup.

The Ocean Cleanup là một hệ thống các ống nổi có hình dạng như phao cứu hộ ghép lại thành hình chữ V được neo xuống đáy biển và đặt trên đường đi của các dòng hải lưu lớn. Những phao nổi này được thiết kế thu gom rác trôi nổi trong phạm vi 3m từ mặt nước biển trở xuống. Dần dần, rác sẽ gom về một góc hẹp của hình chữ V, nơi chúng được xử lý. Đây là một phát minh ít tốn kém so với hàng triệu USD bỏ ra để làm sạch các bãi biển mà lại không gây ô nhiễm và thân thiện với môi trường tự nhiên. Nhiều quốc gia đã xin phép sao chép lại để làm sạch vùng biển của họ. Úc, quê hương của Julia Shaw cũng thế. Biển Hồng Kông và London gần đây cũng đã làm sạch tương đối. Cô cũng nói, các bãi biển của Thái Lan luôn luôn đặt thùng rác để phân loại rác thải khác nhau. Thùng rác này gắn logo của các công ty tài trợ. Mũi Né hiện ít có đặt thùng rác ở đường Nguyễn Đình Chiểu cũng như đường Huỳnh Thúc Kháng và các bãi biển, qua đó  nâng cao nhận thức  người dân, làm thay đổi thói quen xả rác không đúng nơi quy định.

Không chỉ  Shaw,  Jutta Arnaud – chủ nhân của Khu nghỉ dưỡng Coco Beach cũng  cảm nhận như thế. Mũi Né có không khí trong lành nhưng mặt đất không sạch sẽ…  Cần phải phát động phong trào giữ Mũi Né sạch, không chỉ người dân địa phương mà cả người nước ngoài ở đây hoặc đến đây…

Ngoài than phiền về vệ sinh môi trường, có không ít người ngoại quốc bày tỏ lo ngại bãi biển Mũi Né đang bị  xâm thực làm cho hẹp đi. Chris Owen cho biết: Kể từ khi đến Mũi Né, cô cảm thấy lo ngại về việc bãi biển mỗi ngày một hẹp. Mũi Né hoàn toàn phụ thuộc vào các bãi biển.

“Rời khỏi những điểm dừng chân ở Hàm Tiến, Mũi Né, tôi không quên cảm ơn những người tôi gặp và trò chuyện thân thiện. Phần đông trong số họ đều yêu Mũi Né của Bình Thuận  và luôn mong Mũi Né ngày càng đẹp hơn”, Julia Shaw đã viết như thế trên Facebook, và nhiều người Bình Thuận đã có kết nối  với cô đều đọc được điều này.
Share on Google Plus

About HÀNH TINH XANH

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 comments:

Post a Comment