Học cách đổ rác đúng quy định ở vùng quê

Rác thì lúc nào cũng có. Có thừa thì có thải, đó là nhu cầu của cuộc sống. Ở quê tôi, sông biển là hủ chứa vô tận. Buổi chiều, trên bến bãi, dưới sóng nước dập dìu những đồ phế thải, đủ mọi thứ. Rác nặng thì đắm xuống, nhẹ thì nổi lềnh bềnh, dập dềnh theo con nước. Buổi sáng hôm sau, mọi thứ đều được dọn sạch sẽ, phẳng phiu . Từ ngày có công trình vệ sinh sử dụng thùng rác công cộng đi thu gom rác, thì bến sông, bờ bãi có sạch sẽ đi nhiều. Nhà nhà, người người cũng ý thức vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường sống xanh, sạch , đẹp.

Bài viết khác:
Học cách đổ rác

Có nhiều nơi, công nhân thu gom rác bằng chiếc xe cải tiến đến từng hộ gia đình, gom về một nơi để xe bốc đem đi. Ngay từ hộ gia đình, rác phân chia thành những loại . Rác loại một có thể tái chế lại như nhựa hay các đồ phế phẩm điện tử, lon bia dành lại để bán cho ve chai, người thu mua phế phẩm thì được để riêng, rác loại hai là thực phẩm còn thừa thải đựng trong hủ, tỉn chờ cho những hộ chăn nuôi gia đình, rác loại thứ được đựng trong bị nhựa, gói kỹ chờ xe công trình vệ sinh bốc đổ đi. Người dân từng bước đã ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng, ngôi nhà mình. Tuy nhiên, điều đáng nói là, nông thôn ngày nay có nhiều hộ sống hẽm nhỏ, công nhân không thể thu gom từng hộ gia đình, nên rác đựng trong bao bị rồi vô tư đổ ra đường, những giao lộ, nơi này mặc nhiên trở thành chổ chứa lưu động. Năm ba ngày mới có chuyến xe chạy đi thu gom. Những ngày chưa có chuyến xe thì, những hộ sống bên đường phải hứng chịu nhiều vấn nạn về rác, gặp trời mưa chất bẩn chảy tràn lan, khi nắng gắt nó bốc mùi kinh khủng. Cần có một giải pháp nào đó nhằm tránh tình trạng ùn rác ở nơi giao lộ, nơi những hộ có nhà mặt đường, nỗi khổ không đáng có.


Hiện nay, trên mỗi con đường từng nơi lai rai đã có những thùng chứa , sơn màu xanh, có hàng chữ hãy đổ rác vào thùng rác. Nhưng từng nơi , từng lúc rác vẫn không được cho vào thùng mà cứ đổ bề bộn trên đường, người này đổ thì người khác vẫn cứ thế mà đổ vô tư, vô tội vạ. Mặc kệ, bẩn ở nơi nào đó, riêng nhà mình sạch là được. Một thói quen, sự bắt chước không đáng có. Có nhiều anh đi biển về, trên vai còn kệ nệ thêm bao rác thải công nghiệp, vỏ chai nhựa, lon bia bán được, nếu như anh ta thêm một bao rác loại thứ nào đó thì bớt đi sự nhọc nhằn cho lòng biển, dòng sông !. Phải chăng, sự biếng lười suy nghĩ, sự uể oải của tinh thần, sự ù lì về cảm xúc đã làm thui chột ý thức công dân cần thiết ở mỗi người? Tính à uôm, ù xòe, bắt chước kiểu bầy đàn đã giết chết ý thức công dân, phải thế chăng?”.

Khi đổ rác cũng là một văn hóa

Vài người có điều kiện đi du lịch Singapore hoặc các nước châu âu. Họ cũng đều có sự ngạc nhiên thú vị là mỗi con đường hay phố thị mà họ đến thì nơi nào cũng sạch đến nỗi không có chổ nào để sạch hơn. Nghe điều này, tôi liên tưởng đến người anh rể xa xứ của tôi. Anh rời Việt Nan qua Pháp theo diện con lai cách đây hơn hai mươi năm. Khi ở Việt Nam anh không có điều kiện đi học, vì con nhà nghèo, đông con, anh chỉ mới lớp ba. Hai mươi năm ở Pháp khi thi vào quốc tịch anh luôn bị trợt. Về Việt Nam lần này trông anh củ mỹ cù mì như tự thưở nào, vẫn con người lao động thật thà , chất phát chuyên nghiệp. Mấy tuần ở quê nhà, tôi xem cung cách sống kiểu Pháp như thế nào. Điều thú vị của tôi về anh là công việc đổ rác. Số là sau bữa ăn, mọi thứ trên bàn đều được anh thu dọn rất tỉ mẫn. Lúc đó tôi vứt mấy cọng rau rồi lỡ quên nó trên sàn nhà, anh gọi lại và nhắc lấy mấy cọng rau vứt vào thùng rác cho đúng chổ. Nhân câu chuyện này, anh kể, con anh khi còn nhỏ, nó đã từng nhặt vỏ kẹo ở ngoài đường cho vào túi trong suốt từ trường về nhà. Điều đó làm tôi ngẫm ngợi về đất nước mình, con người mình . giáo dục con trẻ từ những điều nhỏ nhặt nhất..
Share on Google Plus

About HÀNH TINH XANH

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 comments:

Post a Comment