Bã kẹo cao su

Khi còn là một cô bé cấp 2, cấp 3, hộc bàn của tôi thường có rất nhiều rác. Mỗi lần lao động vệ sinh lớp theo phát động của trường, tôi phát hiện ra không chỉ bàn của tôi mà nhiều học bàn khác còn kinh khủng hơn.

Bài viết khác:
Tôi và nhiều bạn trẻ đôi khi rất hồn nhiên vứt que kem hay vỏ bánh kẹo khi đi trên đường. Tình trạng “tiện tay” vứt bọc bánh kẹo, nước uống của hành khách lẫn bác tài ra đường để sạch chỗ của mình được xem như là một lẽ tất nhiên. Điều này làm tôi cũng hồn nhiên, vô tư lặp đi lặp lại hành động “tiện tay” vứt rác và xem môi trường quanh mình là một cái sọt rác khổng lồ. Đôi khi, chúng tôi còn ỉ lại đã có chị lao công dọn dẹp, cứ xả cho họ có việc làm.


Vào năm nhất đại học, đi xe buýt, tôi toan vứt bì nước mía qua cửa sổ, chưa kịp vứt thì một bàn tay chụp lấy: “Để mình vứt cho”. Bạn ấy cầm bì nước mía trên tay suốt cả chuyến đi khi đến trạm dừng mới vứt vào thùng rác. Hành động nhỏ này khiến tôi ngượng chín mặt suốt cả chuyến đi và xấu hổ nguyên cả ngày.

Kề từ khi đó tôi bắt đầu thói quen bỏ vé xe buýt vào cặp, bỏ những thứ linh tinh trên đường đi vào bì bóng nhỏ và chờ đến khi gặp anh chàng thùng tác há cái miệng rất dễ thương “Hãy cho tôi rác”. Tôi bắt đầu chú ý hơn và nhắc người khác đừng vứt rác bừa bãi. Nếu họ không nghe, tôi làm giống người thầy gặp trên xe buýt và cảm thấy hãnh diện vô cùng.

Khi đi dạo công viên Phú Mỹ Hưng và cầu Ánh Sao, những ngày đầu tiên tôi cảm thấy thoải mái vô cùng vì được tắm trong bầu không khí trong lành mát mẻ, cây xanh mát rượi, những thảm cỏ xanh mướt. Tôi nằm xuống nghe tiếng dế kêu, tiếng ve đôi khi có cả tiếng chim hót. Cứ thế như thói quen, thứ bảy, chủ nhật nào có thời gian là chị em tôi cũng đi khắp quận 7 để khám phá và tận hưởng.

Nhưng rồi chẳng bao lâu, tôi bắt đầu thấy cỏ dần bớt màu xanh, bị dập nát, vỏ chai nước uống, bì bánh trên những ngọn đồi còn lác đác có lẽ do dọn không kỹ. Góc hồ Bán Nguyệt cũng lốm đốm rác. Tôi chợt nghĩ ai cũng vứt rác bừa bãi thì sẽ xuất hiện một con Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè thứ 2, thứ 3… trong tương lai. Có lẽ, người dân nên kiến nghị, chức trách lên tiếng, nhà khoa học nghiên cứu lo thuốc men để cứu cơ thể môi trường đang thoi thóp.

Nếu như ai cũng có thói quen vứt rác vào sọt rác khi đi dạo công viên và dọn sạch chỗ mình chơi picnic thì mười năm, thậm chí một trăm năm sau bạn vẫn có thể dạo công viên xanh và có chỗ picnic. Nếu như mỗi siêu thị đều sử dụng túi có thể phân hủy được thì bạn không lo cả trăm năm sau có một núi nilon ngay sát nhà bạn. Nếu như doanh nhân có thói quen bảo vệ môi trường thì có lẽ họ không nỡ lòng nào làm đau môi trường và nền kinh tế sẽ tiến tới kinh tế xanh.

Chúng ta vẫn có hai ngày quan trọng nhất cuộc đời: ngày hôm nay và ngày mai. Từ “nếu” mà tôi nêu trên sẽ trở thành sự thật khi ta áp dụng được quy luật “gieo thói quen, gặt hành động” vào môi trường. Hôm nay ta “gieo thói quen” để “giữ môi trường” cho ngày mai.
Share on Google Plus

About HÀNH TINH XANH

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 comments:

Post a Comment