Bài viết tham khảo:
- Trên thế giới vẫn còn nhiều nơi trẻ em không có đồ ăn
- Sử dụng túi ni lông tự phân hủy để bảo vệ môi trường
Tuy nhiên, vì ở khoảng cách quá xa, con người và phương tiện không dàn trải hết được nên mỗi tuần, Công ty mới cho xe xuống Dung Quất vài lần để lấy rác. Ước tính mỗi năm, tại Dung Quất có đến 16.000 tấn rác. Tuy nhiên, lượng rác được chuyển về nơi tập trung để xử lý vẫn còn quá ít so với rác còn tồn đọng tại Dung Quất. Nhiều thùng rác giá rẻ hiện nay được đặt dọc theo các trục lộ là của Công ty Phát triển hạ tầng Dung Quất quản lý, song do lực lượng thu gom rác của đơn vị này không phải chuyên nghiệp, lại thiếu phương tiện vận chuyển nên vô tình đã biến các điểm chứa rác thành nơi ô nhiễm môi trường.
Ai chở rác?
Như đã nói ở trên, bắt đầu từ tháng 8.2006, Công ty Môi trường đô thị Quảng Ngãi tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Bấy giờ, khu xử lý rác thải tại xã Bình Nguyên huyện Bình Sơn rộng 30 ha, kinh phí 30 tỷ đồng thi công chưa xong nên Công ty Môi trường đô thị đành phải chở rác về TP Quảng Ngãi rồi ngược lên bãi rác Nghĩa Kỳ để xử lý. Tuy khó khăn, song đơn vị này vẫn cố gắng hoàn thành công việc. Đến giữa năm 2007, họ đã ký được hợp đồng với 15 đơn vị tại Dung Quất để thu gom rác với tầng suất mỗi ngày một chuyến xe chở rác.
Tháng 9.2007, Khu xử lý rác thải rắn ở Bình Nguyên được đưa vào sử dụng lập tức chuyện "đầu ra" cho rác không còn là việc của Công ty MTĐT nữa mà có thêm một đơn vị khác, đó là Công ty Phát triển hạ tầng Dung Quất. Không biết chuyện gom rác sẽ đem lại lợi nhuận như thế nào cho những đơn vị thu gom mà ai cũng "nhòm ngó" vào ... rác.
Chỉ biết rằng, thay vì rác ở Dung Quất lẽ ra phải được đổ ở khu chứa rác Bình Nguyên, dù là đơn vị nào thu gom đi nữa, thì lại phải vận chuyển về TP Quảng Ngãi rồi ngược lên Nghĩa kỳ nếu "phần rác" đó là của Công ty MTĐT ký hợp đồng vận chuyển! Nghĩa là, bãi rác Bình Nguyên chỉ chấp nhận rác do Công ty Phát triển hạ tầng Dung Quất vận chuyển! Nghịch lý này dẫn đến hệ quả là các đơn vị đã ký hợp đồng với Công ty MTĐT lại phải móc thêm hầu bao 50.000đ để trả thêm cho tiền vận chuyển.
Trong khi đó, Công ty Phát triển hạ tầng Dung Quất lại không có xe chuyên dụng nên phải đi thuê tận Tam Kỳ để chở rác. Mỗi năm ngân sách phải bù lỗ cho việc xử lý rác này lên đến hàng trăm triệu chỉ vì nghịch lý trên.
Giải pháp nào?
Thực ra cả hai đơn vị thu gom rác tại Dung Quất hiện nay đều gặp bất lợi. Kẻ có xe thì không có bãi đổ rác ở gần, còn người có bãi rác thì lại phải đi thuê xe với giá cắt cổ. Tại sao không ngồi lại với nhau để bàn cho ra lẽ? Nên đặt mục tiêu là xử lý rác cho Dung Quất lên hàng đầu thì mới giải quyết được vấn đề.
Thứ hai là các địa phương tại Dung Quất cũng nên nhận thức được vấn đề môi trường đã trở nên quá bức xúc tại khu kinh tế này. Mỗi người dân cũng nên có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thậm chí phải góp tiền để trả cho đơn vị thu gom để họ có chút kinh phí mà hoạt động chứ không "cho không biếu không" như lâu nay được. Mỗi người hãy chung một tay mà "đổ rác" cho Dung Quất để khu kinh tế này vừa hoành tráng về quy mô, vừa sạch, đẹp về cảnh quan môi trường.
0 comments:
Post a Comment