Bài viết khác:
1. Anh
Thùng rác công cộng ở nước Anh không nhiều. Chúng thường được đặt trên đường phố, trong hàng ăn và trước cửa siêu thị, nơi có đông người tụ tập như quảng trường.
2. Pháp
Trên đường phố Pháp, cứ cách 100 mét lại có một thùng rác công cộng. Thùng rác được thiết kế theo dạng túi nilon để đảm bảo an toàn và tránh khủng bố.
Khi vứt rác, người Pháp và khách du lịch cần chú ý phân loại thành rác thải sinh hoạt, xây dựng, đồ thủy tinh, giấy, nhựa, tái chế... Đối với đồ cũ còn sử dụng: được như quần áo, đồ điện, người Pháp thường đóng gói sạch sẽ, để ở chỗ tương đối bắt mắt trên đường để ai cần thì có thể xách về.
Gia đình có thùng rác sinh hoạt phải sử dụng loại thùng to bốn bánh, có nắp theo quy định chung. Rác thải sinh hoạt hàng này sẽ được tập kết ở đầu phố, còn các loại khác phải mang đến trạm thu hồi.
3. Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia có thói quen phân loại rác. Như ở khu dân cư Los Angeles, có 3 loại thùng rác: rác tái sử dụng, rác lá cây hoặc thực vật thu dọn từ vườn hoa và rác sinh hoạt. Mỗi loại thùng rác có màu sắc khác nhau để phân biệt, trên thùng cũng được mô tả bằng hình ảnh và chữ viết về các loại rác cần vứt.
Còn rác của các hộ gia định phải được gom lại trong túi, đóng miệng cẩn thận, không được để chảy nước bẩn hoặc bốc mùi và được đặt ở khu riêng. Mỗi tuần nhân viên vệ sinh sẽ đến thu dọn 1 lần.
Đặc biệt, để nâng cao tinh thần phân loại và sử dụng rác tái chế, ở gần siêu thị thường có trạm thu hồi rác, nhất là các loại chai lọ. Người dân cũng có thể tích trữ chai, lọ và mang tới máy thu hồi, sẽ đổi được một ít tiền.
4. Nhật Bản
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết ở Nhật còn có ít thùng rác công cộng hơn ở Việt Nam, nhưng đường phố của Nhật lại rất sạch sẽ. Thậm chí, ở một vài tuyến đường, công viên hay những nơi công cộng không hề có thùng rác.
Do đó, người Nhật (đa phần là phụ nữ) có thói quen mang theo một túi nilon nhỏ để đựng rác. Sau khi phân loại rác, họ sẽ tìm đến cửa hàng hoặc quán ăn có thùng rác để vứt, nếu không sẽ mang về nhà.
Vứt rác ở Nhật được quy định nghiêm ngặt và chi tiết, nhiều khi trở nên phức tạp ngay cả đối với người Nhật. Rác thải cần được phân loại cẩn thận và vứt đúng nơi dựa vào các biểu tượng in trên thùng theo quy định.
Cổ động viên Nhật nhặt rác sau các trận đấu ở World Cup 2014 |
Nói chung, ở mỗi nhà ga đều có ít nhất một khu vực để thùng rác (thường đặt ở cửa soát vé). Ở những nơi công cộng như ga tàu thì rác được phân thành loại đốt được (giấy báo…) và không đốt được (tất cả các loại nhựa, túi nilon), hoặc có thùng rác riêng cho chai nhựa. Du khách khi sang Nhật cần chú ý không được vứt rác vào các thùng rác bên cạnh các máy bán hàng tự động. Đó là thùng chỉ dành cho chai nhựa hoặc lon.
5. Singapore
Người Singapore không có thói quen vừa đi vừa ăn, thế nên, thùng rác công cộng thường được đặt ở những nơi như cửa hàng, điểm vui chơi giải trí, sân bay...
Tuy nhiên, ở đường phố, cạnh đèn giao thông, bến xe bus vẫn có thùng rác công cộng nhưng không nhiều. Đặc biệt, trong trạm điện ngầm, xe điện ngầm, trên xe bus không có chỗ vứt rác, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Theo luật mới nhất của Singapore năm 2014, người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt 2000 SGD (khoảng 1600 USD), mức phạt sẽ tăng dần ở các lần sau kèm theo lao động công ích.
0 comments:
Post a Comment