Bài viết khác:
- Sự lãng phí đồ ăn đáng trách trên toàn thế giới
- Hạn chế tối đa sử dụng những vật dụng này nếu muốn tốt cho sức khỏe
Tỏi
là loại gia vị được sử dụng phổ biến cho mục đích chữa bệnh từ hàng
nghìn năm nay. Hiện nay, con người vẫn rất hoan nghênh những lợi ích đối
với sức khỏe của loại gia vị này.
Ăn tỏi hoặc dùng chế phẩm bổ dung từ tỏi là một cách tự nhiên để giảm
cholesterol, huyết áp và nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên những lợi ích này
thường được nghiên cứu trên tỏi tươi, sống. Tỏi đã mọc mầm ít được chú ý
hơn nhiều.
Các nghiên cứu khác cũng đã thấy rằng đậu xanh và ngũ cốc nảy mầm có hoạt tính chống ô xi hóa cao hơn, vì thế nhóm nghiên cứu quyết định tìm hiểu xem liệu điều này có đúng với tỏi hay không.
Kết quả cho thấy những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống ô xi hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi và cũng có chuyển hóa khác hơn, cho thấy nó còn tạo ra những chất khác nữa. Chất chiết từ loại tỏi này thậm chí còn bảo vệ được các tế bào trong ống nghiệm tránh khỏi một số loại tổn thương.
Khi nảy mầm, cây cối thường tạo ra nhiều hợp chất mới, bao gồm những chất sẽ bảo vệ cây non chống lại tác nhân gây bệnh. Nhóm nghiên cứu lý giải rằng điều này có lẽ cũng xảy ra khi mầm xanh nhú lên từ những nhánh tỏi cũ.
Do đó, để mọc mầm có thể là cách hữu dụng để cải thiện khả năng chống ô xi hóa của tỏi.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry
Các nghiên cứu khác cũng đã thấy rằng đậu xanh và ngũ cốc nảy mầm có hoạt tính chống ô xi hóa cao hơn, vì thế nhóm nghiên cứu quyết định tìm hiểu xem liệu điều này có đúng với tỏi hay không.
Kết quả cho thấy những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống ô xi hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi và cũng có chuyển hóa khác hơn, cho thấy nó còn tạo ra những chất khác nữa. Chất chiết từ loại tỏi này thậm chí còn bảo vệ được các tế bào trong ống nghiệm tránh khỏi một số loại tổn thương.
Khi nảy mầm, cây cối thường tạo ra nhiều hợp chất mới, bao gồm những chất sẽ bảo vệ cây non chống lại tác nhân gây bệnh. Nhóm nghiên cứu lý giải rằng điều này có lẽ cũng xảy ra khi mầm xanh nhú lên từ những nhánh tỏi cũ.
Do đó, để mọc mầm có thể là cách hữu dụng để cải thiện khả năng chống ô xi hóa của tỏi.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry
Một loại tỏi khác có tác dụng rất tốt với sức khỏe là tỏi đen
Tỏi đen là một sản phẩm của quá trình lên men và làm chín sinh học tỏi tươi thông thường qua nhiệt. Tỏi đen được sản xuất bằng cách xử lý dưới các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ trong thời gian khoảng 40 – 60 ngày. Màu đen của tỏi là màu tự nhiên do hợp chất Melanoidin được hình thành trong suốt quá trình lên men tỏi tươi nguyên liệu. Melanoidin là một hợp chất có thể ăn được, nó được tạo ra khi đường kết hợp với các amino acid dưới tác dụng của nhiệt độ và hoạt độ nước thấp.
0 comments:
Post a Comment